Vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng tư năm 1722, nhà thám hiểm người Hà Lan Jacob Roggeveen phát hiện ra một hòn đảo mới trong hành trình vượt biển của mình. Kể từ ngày đó, hòn đảo có diện tích hơn 163 km2 có tên chính thức trên hải đồ quốc tế là đảo Phục Sinh. Hiện nay, đảo thuộc lãnh thổ Chile.
Trong tiếng bản địa, đảo có tên là Râp Nui còn theo tiếng Tây Ban Nha là Isla de Pascua. Đây là một trong bốn hòn đảo nằm cách biệt nhất với thế giới, cách đảo gần nhất Pitcairn hơn 2.000 km về phía đông và cách Chile lục địa khoảng 3.600 km về phía tây. Kể từ khi được phát hiện cho đến nay, cái tên đảo Phục Sinh vẫn luôn là đề tài nóng hổi trong giới khoa học và những người yêu thích du lịch bởi sở hữu những điều huyền bí, những lời đồn đại về một nền văn minh đã mất.
Lần đầu đặt chân lên đảo, thuyền trưởng Jacob vô cùng ngạc nhiên vì nơi đây vắng bóng người, cây cối trơ trụi nhưng lại có hàng trăm pho tượng với kích thước khá lớn nẳm rải rác, có nhiều bức xếp đều tăm tắp nhìn ra biển khơi. Điểm giống nhau là chúng đều có khuôn mặt dài, hai mắt lõm sâu, lông mày rậm, miệng nhô, tai dài, sống mũi cao gồ, mặt hướng ra biển hoặc hướng về phía mặt trời.
Sau đó, đoàn thủy thủ đi cùng Jacob lại phát hiện thêm hàng trăm pho tượng khác đang trong tình trạng chế tác dang dở ở phía đông nam đảo. Bên cạnh sự sửng sốt và kính sợ, đoàn người châu Âu thời bấy giờ còn cùng chung một thắc mắc: Ai đã tạo ra những pho tượng này? Làm thế nào để họ tạo ra chúng và những người đó giờ đã đi đâu? Để trả lời cho câu hỏi lớn này, các nhà khoa học trên thế giới đã phải mất gần 3 thế kỷ sau đó tìm tòi, nghiên cứu để thỏa mãn dư luận.
Đến nay, đã có gần 900 pho tượng đá có hình thù kỳ dị (được gọi là Moai), có niên đại ít nhất từ thế kỷ 12 được phát hiện trên đảo. Các nhà khoa học chỉ ra rằng chúng đều được tạc dựa theo hình ảnh tổ tiên của những người thổ dân bản địa với kích thước khá lớn, nặng từ vài chục đến hàng trăm tấn. Mỗi pho tượng mang một đặc tính khác nhau như cao, thấp, béo, gầy... và đều được chạm khắc tinh xảo.
Bên cạnh những bức tượng có nguồn gốc kỳ lạ, đảo Phục Sinh còn khiến thế giới hiện đại phải ngỡ ngàng khi xuất hiện những văn tự cổ sử dụng thứ ngôn ngữ viết đầy bí ẩn Rongo-rongo. Ngày nay, chỉ còn 26 tấm thẻ gỗ có dạng chữ này và ý nghĩa của chúng vẫn chưa được bật mí. Với những kiệt tác trên, nhiều người đã tin vào giả thiết cách đây nhiều thế kỷ trên đảo đã xuất hiện một nền văn minh tiến bộ và rực rỡ. Vào thời kỳ đỉnh cao trên đảo có khoảng 20.000 người Rapa Nui cổ đại. Nhờ đất đai màu mỡ và trí tuệ tinh thông, họ đã phát triển một nền văn hóa rực rỡ nhưng dân cư dần sụt giảm và gần như biến mất vào giữa thế kỷ 19. Và người ta muốn biết, điều gì đã xảy ra tại nơi này?
Trước đây, phần lớn giả thiết nói về sự biến mất bí hiểm của một nền văn minh và sự ssuy giảm dân số là do lỗi của các thổ dân. Họ tạc những bức tượng Moai để tiến hành các nghi lễ tôn giáo. Những cánh rừng phần lớn bị đốn để làm công cụ dựng tượng dẫn đến cây cối trên đảo trơ trọi dần. Sự tàn phá môi trường đã ảnh hưởng lớn đến độ màu mỡ của đất canh tác khiến con người rơi vào hoàn cảnh ăn thịt đồng loại.
Tuy nhiên trong một nghiên cứu mới nhất được công bố rộng rãi vào đầu tháng 1/2015, các chuyên gia chỉ ra rằng khi rừng cọ bị tàn phá cư dân trên đảo Phục Sinh vẫn sống sót bình thường. Sự suy giảm dân số nghiêm trọng là do sự xuất hiện của người châu Âu - những người đã khám phá ra vùng đất này và mang đến đây đủ các loại bệnh lậu như giang mai, bệnh đậu mùa và chế độ nô lệ.
Dù mang lợi thế là hòn đảo với những điều huyền bí của tự nhiên cùng cảnh quan tươi đẹp và vị trí địa lý độc đáo, chính quyền tại nơi được mệnh danh là "cô lập nhất hành tinh" ngày nay không hề có ý định biến nơi đây thành một điểm du lịch hút khách. Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề chăn nuôi gia súc và luôn có ý thức cao trong việc giữ gìn phong tục truyền thống. Họ gần như không mấy hào hứng với sự xâm nhập của nền văn minh bên ngoài, cũng không muốn cuộc sống bị xáo trộn bởi khách du lịch thập phương. Theo số liệu từ năm 2012 của chính phủ Chile, hiện dân số trên đảo vào khoảng gần 6.000 người, hơn nửa số đó là dân bản địa gốc.
Đối với nhiều khách du lịch, họ không mấy quan tâm đến các kết luận khoa học. Dư âm từ những truyền thuyết, những tranh cãi tồn tại từ nhiều năm nay vẫn khiến cho đảo Phục Sinh trở thành một nơi vừa cuốn hút, vừa mãi mãi xa lạ đối với những người luôn khao khát điều huyền bí.
Trong tiếng bản địa, đảo có tên là Râp Nui còn theo tiếng Tây Ban Nha là Isla de Pascua. Đây là một trong bốn hòn đảo nằm cách biệt nhất với thế giới, cách đảo gần nhất Pitcairn hơn 2.000 km về phía đông và cách Chile lục địa khoảng 3.600 km về phía tây. Kể từ khi được phát hiện cho đến nay, cái tên đảo Phục Sinh vẫn luôn là đề tài nóng hổi trong giới khoa học và những người yêu thích du lịch bởi sở hữu những điều huyền bí, những lời đồn đại về một nền văn minh đã mất.
Ảnh minh họa |
Sau đó, đoàn thủy thủ đi cùng Jacob lại phát hiện thêm hàng trăm pho tượng khác đang trong tình trạng chế tác dang dở ở phía đông nam đảo. Bên cạnh sự sửng sốt và kính sợ, đoàn người châu Âu thời bấy giờ còn cùng chung một thắc mắc: Ai đã tạo ra những pho tượng này? Làm thế nào để họ tạo ra chúng và những người đó giờ đã đi đâu? Để trả lời cho câu hỏi lớn này, các nhà khoa học trên thế giới đã phải mất gần 3 thế kỷ sau đó tìm tòi, nghiên cứu để thỏa mãn dư luận.
Đến nay, đã có gần 900 pho tượng đá có hình thù kỳ dị (được gọi là Moai), có niên đại ít nhất từ thế kỷ 12 được phát hiện trên đảo. Các nhà khoa học chỉ ra rằng chúng đều được tạc dựa theo hình ảnh tổ tiên của những người thổ dân bản địa với kích thước khá lớn, nặng từ vài chục đến hàng trăm tấn. Mỗi pho tượng mang một đặc tính khác nhau như cao, thấp, béo, gầy... và đều được chạm khắc tinh xảo.
Ảnh minh họa |
Trước đây, phần lớn giả thiết nói về sự biến mất bí hiểm của một nền văn minh và sự ssuy giảm dân số là do lỗi của các thổ dân. Họ tạc những bức tượng Moai để tiến hành các nghi lễ tôn giáo. Những cánh rừng phần lớn bị đốn để làm công cụ dựng tượng dẫn đến cây cối trên đảo trơ trọi dần. Sự tàn phá môi trường đã ảnh hưởng lớn đến độ màu mỡ của đất canh tác khiến con người rơi vào hoàn cảnh ăn thịt đồng loại.
Tuy nhiên trong một nghiên cứu mới nhất được công bố rộng rãi vào đầu tháng 1/2015, các chuyên gia chỉ ra rằng khi rừng cọ bị tàn phá cư dân trên đảo Phục Sinh vẫn sống sót bình thường. Sự suy giảm dân số nghiêm trọng là do sự xuất hiện của người châu Âu - những người đã khám phá ra vùng đất này và mang đến đây đủ các loại bệnh lậu như giang mai, bệnh đậu mùa và chế độ nô lệ.
Dù mang lợi thế là hòn đảo với những điều huyền bí của tự nhiên cùng cảnh quan tươi đẹp và vị trí địa lý độc đáo, chính quyền tại nơi được mệnh danh là "cô lập nhất hành tinh" ngày nay không hề có ý định biến nơi đây thành một điểm du lịch hút khách. Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề chăn nuôi gia súc và luôn có ý thức cao trong việc giữ gìn phong tục truyền thống. Họ gần như không mấy hào hứng với sự xâm nhập của nền văn minh bên ngoài, cũng không muốn cuộc sống bị xáo trộn bởi khách du lịch thập phương. Theo số liệu từ năm 2012 của chính phủ Chile, hiện dân số trên đảo vào khoảng gần 6.000 người, hơn nửa số đó là dân bản địa gốc.
Đối với nhiều khách du lịch, họ không mấy quan tâm đến các kết luận khoa học. Dư âm từ những truyền thuyết, những tranh cãi tồn tại từ nhiều năm nay vẫn khiến cho đảo Phục Sinh trở thành một nơi vừa cuốn hút, vừa mãi mãi xa lạ đối với những người luôn khao khát điều huyền bí.